[tintuc]
Kỹ thuật chăn nuôi dê núi rất đơn giản vì đặc điểm khí hậu và điều kiện thiên nhiên, địa lý nước ta rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi loại vật này.
Dê núi là loài chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, nếu được chăn thả trên đồi núi cao thì giữ được giá trị ngon hơn, thơm hơn so với chăn nuôi dưới đồng bằng. Loài này thuộc loại nhai lại, tạp ăn các loại thức ăn khác khác, Dê núi hoang dã dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
1.Cách chọn giống
Dê núi hoang dã cái sinh sản: Thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê núi hoang dã cái mắn đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con mau lớn.
Dê núi hoang dã đực giống: Không dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối. Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại.
Tuổi bắt đầu phối giống của dê cái là 7 – 8 tháng tuổi, dê đực 5 – 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phối giống dê cái phải đạt khối lượng 17 – 18 kg, dê đực phải đạt khối lượng 15 – 16 kg.
Tỷ lệ đực/cái thích hợp là: 1/20 – 1/25. Những dê cái có ngoại hình, thể chất và khối lượng đạt yêu cầu thì phải theo dõi sát các kỳ động dục để phối giống kịp thời. Thời điểm phối giống thích hợp là 24 giờ kể từ sau khi dê cái có biểu hiện động dục. Không cho giao phối đồng huyết và không cho dê đực non phối với dê cái già. Dê cái trên 7 năm tuổi và dê đực trên 8 năm tuổi cần được loại thải.
2.Thức ăn
Dê núi hoang dã ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá dâu, keo dậu, sim mua .. và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.
Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối .. dê núi hoang dã rất thích ăn.
Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát. Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.
Hàng ngày chăn thả từ 7 – 9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3 – 5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê núi hoang dã về chuồng. Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng hàng ngày.
3.Chuồng trại:
Làm chuồng trại nơi cao ráo, thoát nước, ở cuối hướng gió đảm bảo đông ấm hè mát. Nuôi dê phải làm chuồng sàn, cách mặt đất 50 – 80 cm. Vật liệu làm chuồng đơn giản, bằng gỗ, tre, nứa, lá…
Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ, nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5 cm; cách nhau 1,5 cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị lọt chân. Chuồng nên có ngăn riêng cho dê đực giống, dê hậu bị, dê chữa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi và các loại dê khác.
Có sân chơi cao ráo, không đọng nước, định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột 1 tháng 1 lần.
Diện tích chuồng nuôi phải bảo đảm dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 – 1 m2 /con, dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3 – 0,5 m2 /con.
4.Phòng và trị bệnh
Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh.
Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần.
Dê núi hoang dã hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp nuôi thả ở các vùng ở đồi núi đều cho kết quả tốt.
Kỹ thuật chăn nuôi dê núi rất đơn giản vì đặc điểm khí hậu và điều kiện thiên nhiên, địa lý nước ta rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi loại vật này.
Dê núi là loài chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, nếu được chăn thả trên đồi núi cao thì giữ được giá trị ngon hơn, thơm hơn so với chăn nuôi dưới đồng bằng. Loài này thuộc loại nhai lại, tạp ăn các loại thức ăn khác khác, Dê núi hoang dã dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Dê núi chăm sóc rất đơn giản nhưng mang lại giá trị kinh tế cao |
Dê núi hoang dã cái sinh sản: Thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê núi hoang dã cái mắn đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con mau lớn.
Dê núi hoang dã đực giống: Không dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khoẻ, đi đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối. Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại.
Tuổi bắt đầu phối giống của dê cái là 7 – 8 tháng tuổi, dê đực 5 – 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phối giống dê cái phải đạt khối lượng 17 – 18 kg, dê đực phải đạt khối lượng 15 – 16 kg.
Tỷ lệ đực/cái thích hợp là: 1/20 – 1/25. Những dê cái có ngoại hình, thể chất và khối lượng đạt yêu cầu thì phải theo dõi sát các kỳ động dục để phối giống kịp thời. Thời điểm phối giống thích hợp là 24 giờ kể từ sau khi dê cái có biểu hiện động dục. Không cho giao phối đồng huyết và không cho dê đực non phối với dê cái già. Dê cái trên 7 năm tuổi và dê đực trên 8 năm tuổi cần được loại thải.
2.Thức ăn
Dê núi hoang dã ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá dâu, keo dậu, sim mua .. và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.
Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối .. dê núi hoang dã rất thích ăn.
Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát. Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.
Hàng ngày chăn thả từ 7 – 9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3 – 5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê núi hoang dã về chuồng. Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng hàng ngày.
3.Chuồng trại:
Làm chuồng trại nơi cao ráo, thoát nước, ở cuối hướng gió đảm bảo đông ấm hè mát. Nuôi dê phải làm chuồng sàn, cách mặt đất 50 – 80 cm. Vật liệu làm chuồng đơn giản, bằng gỗ, tre, nứa, lá…
Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ, nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5 cm; cách nhau 1,5 cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị lọt chân. Chuồng nên có ngăn riêng cho dê đực giống, dê hậu bị, dê chữa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi và các loại dê khác.
Có sân chơi cao ráo, không đọng nước, định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột 1 tháng 1 lần.
Diện tích chuồng nuôi phải bảo đảm dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 – 1 m2 /con, dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3 – 0,5 m2 /con.
4.Phòng và trị bệnh
Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh.
Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần.
Dê núi hoang dã hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp nuôi thả ở các vùng ở đồi núi đều cho kết quả tốt.
Nguồn : http://tinbaihay.net
[/tintuc]